Giúp học sinh 12 ôn tốt nghiệp môn hóa hiệu quả

     Môn Hóa có khối lượng kiến thức vô cùng phong phú, đặc biệt đối với chương trình lớp 12. Rất nhiều tính chất, công thức hóa, phương pháp giải bài tập phức tạp ở từng đơn chất, hợp chất cả Vô cơ và Hữu cơ. Chính vì thế phần lớn học sinh cảm thấy lo lắng, chán nản khi nghĩ đến môn Hóa dẫn đến tình trạng nhiều học sinh các lớp định hướng A tại trường chuyển sang thi khối bài KHXH hoặc chọn khối thi A1. Trong giai đoạn cuối khi mà kì thi tốt nghiệp đang tới gần nhiều học sinh tỏ ra hoang mang, lo lắng không biết cách học như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất cho mình đặc biệt là những học sinh trung bình, yếu. Để giúp học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp môn hóa hiệu quả trong giai đoạn cuối các em học sinh nên học theo thứ tự sau:

1. Phải hệ thống lại các lí thuyết đã học dưới dạng sơ đồ tư duy

     Lí thuyết hóa trường bao gồm:  Khái niệm, tính chất hóa học, điều chế và một vài ứng dụng quan trọng. Đối với các chất hữu cơ cần nắm được tên gọi một số chất tiêu biểu.

     Ví dụ: Chương 1: este – lipit đầu tiên các em sẽ hệ thống lại kiến thức đã học theo sơ đồ tư duy sau:

  1. Củng cố lại lí thuyết học sinh cần hoàn thành bài tập dưới dạng bảng biểu

Câu 1: Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

Bảng 1: Tên gọi của gốc axit, gốc hiđrocacbon

CÔNG THỨC GỐC AXIT (RCOO– ) TÊN GỌI GỐC AXIT (RCOO– ) CÔNG THỨC GỐC HIĐROCACBON  (R’) TÊN GỌI GỐC HIĐROCACBON (R’)
HCOO-   CH3  
CH3COO-   C2H5  
C2H5COO-   CH3CH2CH2  
  acrylat   vinyl
  metacrylat   anlyl
  benzoat   phenyl

Bảng 2: Cấu tạo, danh pháp của este

CÔNG THỨC ESTE

(RCOOR’)

TÊN GỌI CỦA ESTE

=TÊN GỐC R’+TÊN GỐC RCOO

Công thức phân tử Số liên kết pi (π)
HCOOCH3      
CH3COOC2H5      
HCOOC6H5 (vòng benzen)      
CH2=CHCOOCH3      
CH3CH2COOCH3      
CH3COOCH(CH3)2      
  Isoamyl axetat    
  Vinyl acrylat    
  Benzyl fomat    
  Metyl metacrylat    
  Propyl axetat    

Câu 2: Đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:

Tính chất hóa học của este

Công thức Phản ứng thủy phân Phản ứng với

H2 (to, Ni)

Phản ứng với

dd Br2

Phản ứng với

dd AgNO3/NH3

trong dd NaOH trong dd H2SO4
HCOOCH3          
CH3COOCH3          
HCOOC6H5 (phenyl fomat)          
CH2=CHCOOCH3          
CH3COOCH=CH2          

3. Sau đó mới làm các bài tập trắc nghiệm dạng lí thuyết mức độ nhận biết, thông hiểu.

4. Cuối cùng là làm các dạng bài tập vận dụng tới vận dụng cao.

     Trong quá trình học nếu gặp vấn đề gì chưa hiểu các em mạnh dạn trao đổi với bạn bè trong lớp hoặc với giáo viên bộ môn của mình. Với các học sinh thi khối A1, những học sinh chỉ thi tốt nghiệp hoặc những học sinh chỉ đặt mục tiêu thi môn hóa ở mức 7 điểm thì các em nên chỉ tập trung vào các dạng câu hỏi lí thuyết nhận biết, thông hiểu và vận dụng ở mức thấp. Trên đây là kinh nghiệm tôi đã đúc kết sau nhiều năm ôn tốt nghiệp. Hi vọng với bài viết này các em sẽ có cách ôn tập thật hiệu quả môn hóa nói riêng và những môn thi tốt nghiệp nói chung để đạt kết quả cao trong kì thi tốt nghiệp sắp tới.

                                                                                                             Người viết

                                                                                               Phùng Thị Thanh Huyền