Một số nguy cơ khi sử dụng mạng Internet

     Không gian mạng (mạng Internet) là một môi trường rất mở. Trên mạng mọi người có thể liên lạc, chia sẻ thông tin với nhau một cách dễ dàng nhưng chính điều đó lại bị những kẻ xấu lợi dụng khiến mạng cũng là nơi đầy rẫy những cạm bẫy. Vậy những nguy cơ chúng ta có thể gặp phải trên không gian mạng là gì?

1. Tin giả và tin phản văn hóa.

     Tin giả được viết và xuất bản thường là với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan, thực thể hoặc người, và/hoặc đạt được về mặt tài chính hoặc chính trị, nó thường sử dụng lối viết giật gân, không trung thực hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng độc giả. Tương tự, các câu chuyện và tiêu đề bẫy để nhấn chuột vào kiếm doanh thu quảng cáo từ hoạt động này.

     Đối với các phương tiện truyền thông, khả năng thu hút người xem vào trang web của họ là cần thiết để tạo doanh thu quảng cáo trực tuyến.

      Xuất bản ra một câu chuyện với nội dung sai lệch thu hút người dùng mang lại lợi ích cho các nhà quảng cáo và cải thiện xếp hạng của trang. Sự dễ dàng có được doanh thu quảng cáo trực tuyến, phân cực chính trị tăng vọt và sự phổ biến của các phương tiện truyền thông xã hội, chủ yếu là Facebook News Feed, đều có liên quan đến việc lan truyền tin tức giả, cạnh tranh với những câu chuyện tin tức hợp pháp.

     Các lực lượng thù địch trong chính phủ cũng có liên quan đến việc tạo ra và tuyên truyền tin tức giả, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử.

     Tin giả làm suy yếu các phương tiện truyền thông nghiêm trọng và làm cho các nhà báo khó khăn hơn trong việc đưa tin về những câu chuyện quan trọng.

2. Lừa đảo trên mạng.

     Việc mua bán hàng hóa qua mạng, chuyển, nhận tiền online trở thành xu hướng, đây cũng là thời điểm để các đối tượng xấu lợi dụng người bị hại thiếu cảnh giác, thiếu kiến thức về giao dịch tiền điện tử, hám lợi ích… để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

     Theo đại diện Cục Cảnh sát hình sự (C02) Bộ Công an cho biết, thời gian qua, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng có chiều hướng gia tăng với diễn biến ngày càng phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi.

     Từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ Công an đã khởi tố gần 500 vụ án và hơn 1.000 bị can liên quan các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, bằng con số của cả năm 2020, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2021.

3. Lộ thông tin cá nhân.

     Thời gian qua, lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý hàng trăm cá nhân, tổ chức liên quan bán dữ liệu cá nhân, trong đó có một số đường dây chiếm đoạt, mua bán dữ liệu quy mô lớn. Số lượng dữ liệu cá nhân bị thu thập, mua bán trái phép phát hiện được lên tới hàng nghìn Gb, trong đó có nhiều dữ liệu cá nhân nội bộ, nhạy cảm. Vì vậy, vấn đề lộ lọt thông tin cá nhân, mua bán dữ liệu của người dùng đang trở nên bức xúc trên diễn đàn Quốc hội và cũng là mối quan tâm của người dân hiện nay.

     Các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân:

+ Không ghi chép thông tin cá nhân ở những nơi mà người khác có thể đọc.

+ Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phần mềm gián điệp.

+ Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng vì hầu hết những trạm wifi công cộng không mã hoá thông tin khi truyền.

4. Bắt nạt trên không gian mạng.

     Bắt nạt qua mạng xảy ra khi nạn nhận bị nhiều người chế giễu, bêu xấu, miệt thị, đe dọa, gây tổn thương có chủ đích. Người xấu thông qua tin nhắn, thư điện tử, cuộc gọi điện thoại, bài đăng trên website hay ý kiến bình luận trên mạng xã hội để thực hiện hành vi bắt nạt. Nạn nhân bị tổn thương tinh thần, xấu hổ, lo âu, tuyệt vọng, thậm chí tự tự, vì:

+ Việc bắt nạt có thể xảy ra dai dẳng, bất cứ lúc nào;

+ Người bắt nạt có thể ẩn danh, không biết là ai để đối phó;

+ Số người theo dõi, bình luận có thể rất đông gây áp lực nặng nề, khiến nạn nhân có nguy cơ tự cô lập;

+ Nhiều người không tự giải quyết được nhưng không dám nói ra, dẫn đến trầm cảm và có các hành vi tiêu cực. Bắt nạt là một kiểu khủng bố trên không gian mạng.

     Một số biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt:

+ Không nên kết bạn dễ dãi qua mạng.

+ Không trả lời thư từ hay tin nhắn, không tranh luận với kẻ bắt nạt trên diễn đàn.

+ Hãy lưu giữ tất cả các bằng chứng.

+ Hãy chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô.

+ Khi sự việc nghiêm trọng hãy báo cho cơ quan công an kèm theo bằng chứng.

5. Nghiện mạng.

     Từ việc sử dụng nhiều, lạm dụng dẫn đến kết quả là lệ thuộc vào Internet, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc. Ở mỗi độ tuổi, Internet lại thu hút các đối tượng ở những khía cạnh khác nhau.

     Trẻ tuổi mẫu giáo, tiểu học thường tìm đến các chương trình hoạt hình, video thiếu nhi có nhiều hình ảnh trực quan sinh động, âm thanh, chuyển động hấp dẫn.

     Trong khi đó, tuổi vị thành niên và dậy thì, nhiều bạn trẻ lại tìm đến Internet như một kênh thông tin để khám phá thế giới, khẳng định hình ảnh bản thân.

     Các trẻ em vị thành niên tham gia trò chơi, mạng xã hội để gia nhập vào các hội, nhóm bạn và tham gia tương tác, thảo luận cùng nhau.

     Nhiều người cũng tìm đến Internet như một cách giải toả quen thuộc trước những áp lực cuộc sống, căng thẳng trong công việc hay các cảm xúc lo âu, cô đơn, buồn phiền.

     Biểu hiện:

+ Các sở thích trước đây như âm nhạc, thể thao, hội họa, phim, ảnh, mua sắm, đi dã ngoại…. dần biến mất. Đối với trẻ thì hầu như không còn quan tâm gì đến bài vở, thậm chí trốn học để đi chơi game hoặc vào mạng xã hội.

+ Mất ngủ. Nghiện mạng xã hội thường ngủ rất ít, thức quá khuya thậm chí chơi thâu đêm.

+ Ăn uống thất thường, bỏ ăn. Họ ăn chiếu lệ, không có cảm giác ngon miệng, thế nên những người nghiện đều gầy và sút cân rõ rệt.

+ Rối loạn tâm thần vận động. Các hoạt động đều hoạt động chậm chạp, lờ đờ khi ra ngoài đời thực. Họ suy nghĩ một cách khó khăn, chậm chạp, tăng khoảng nghĩ trước khi trả lời. Nhưng khi không được chơi game hoặc vào mạng xã hội, họ đi lại liên tục và có thể trở thành kích động.

+ Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định. Thái độ lúng túng hiện rõ trên nét mặt và hành vi. Do khó tập trung suy nghĩ và chú ý, kết quả học tập và làm việc của họ rất sút kém.

     Một số biện pháp có thể cai nghiện Internet: Gỡ bỏ một số ứng dụng Internet thường xuyên dùng ra khỏi điện thoại; Đặt ra những nguyên tắc cơ về thời gian sử dụng Internet; Tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân để lấp đầy khoảng thời gian trống; Ưu tiên những hình thức giải trí khác,…

     Mạng là môi trường giao tiếp nhanh chóng, thuận tiện nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây mất an toàn thông tin. Lời khuyên: Chỉ truy cập các trang web tin cậy, hãy cảnh giác với các thông tin giả, lừa đảo; Hãy giữ bí mật thông tin cá nhân; Chỉ nên kết bạn với những người quen biết trong mạng xã hội. Khi bị bắt nạt, hãy chia sẻ với những người thân hoặc thầy cô; Không nên sử dụng Internet quá nhiều.

Người viết: thaotp