Phần mềm độc hại

      Một đối tượng gây mất an toàn khi sử dụng mạng Internet là phần mềm độc hại, những phần mềm được viết ra với ý đồ xấu, gây hại cho máy tính, các thiết bị số, phần mềm, dữ liệu và người dùng. Những phần mềm độc hại có mục đích gây ảnh hưởng trên quy mô lớn thường có cơ chế lây nhiễm. Theo cơ chế lây nhiễm, có 2 loại phần mềm độc hại là virus và worm. Còn một loại phần mềm độc hại khác là trojan chỉ nhằm chiếm đoạt thông tin hay chiếm quyền sử dụng máy tính sẽ ít chú trọng đến tính năng lây nhiễm.

1. Virus:

      Virus chỉ là các đoạn mã độc và phải gắn với một phần mềm mới phát tác và lây lan được. Khi chạy một phần mềm đã nhiễm virus, đoạn mã độc sẽ được đưa vào bộ nhớ, chờ khi thi hành một phần mềm khác sẽ chèn vào để hoàn thành một chu kì lây lan.

      Các tồn tại của virus máy tính rất giống với virus sinh học. Nó không tự phát tác mà lây nhiễm một cách độc lập mà phải dựa vào vật chủ. Chính sự giống nhau ấy mà loại phần mềm độc hại này mới được gọi là virus.

      Virus có hại và có thể phá hủy dữ liệu, làm chậm tài nguyên hệ thống và ghi nhật ký các lần nhấn phím. Một số virus máy tính được lập trình để gây hại cho máy tính của bạn bằng cách làm hỏng các chương trình, xóa tệp hoặc định dạng lại ổ cứng. Những người khác chỉ đơn giản là tự sao chép hoặc làm ngập mạng với lưu lượng truy cập, khiến nó không thể thực hiện bất kỳ hoạt động internet nào. Ngay cả những virus máy tính ít độc hại hơn cũng có thể làm gián đoạn đáng kể hiệu suất hệ thống, làm tiêu hao bộ nhớ máy tính và gây ra sự cố máy tính thường xuyên.

      Máy tính, laptop bị nhiễm virus sẽ có những biểu hiện rất rõ ràng. Cụ thể như sau:

+ Tốc độ của hệ thống chậm hơn trước, tốc độ xử lý ứng dụng, phần mềm trì trệ

+ Cài đặt của hệ thống hoặc phần mềm bị thay đổi một cách đáng ngờ, bí ẩn

+ Xuất hiện những thông báo lạ

+ Một số tiện ích mở rộng cũng như các plugin của trình duyệt được tự động cài đặt mặc dù bạn chưa cho phép

+ Không thể khởi động một số chương trình

+ Không thể truy cập trực tuyến bằng máy tính

      Với những biểu hiện lạ trên, chúng ta có căn cứ để nghi ngờ máy tính bị nhiễm virus. Nhưng để chắc chắn hơn, hãy kiểm tra một cách chính xác bằng các phần mềm, ứng dụng quét virus online hoặc offline

      Thông thường, có 3 phương thức để virus xâm nhập vào máy tính phổ biến là: Thông qua email (thư điện tử), lan truyền qua Internet hoặc xâm nhập thông qua thiết bị ngoại vi khi kết nối trực tiếp đến máy tính.

2. Worm, sâu máy tính:

      Là một phần mềm hoàn chỉnh. Để lây worm lợi dụng những lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành hoặc dẫn dụ lừa người dùng chạy để cài đặt vào máy của nạn nhân. Cách lừa thông thường là để một liên kết ngầm trong email hoặc tin nhắn với vỏ bọc là một nội dung lành mạnh, ví dụ “bấm vào đây để nhận tin” nhưng khi bấm vào, ngoài bản tin thì chính phần mềm độc hại cũng được tải vào máy.

      WannaCry sử dụng một loại Worm để lây nhiễm vào máy tính Windows. Sau đó nó sẽ mã hóa các tập tin trên ổ cứng của PC. Loại Worm này được tạo ra vào năm 2017 và đã tấn công hàng trăm nghìn máy tính khác nhau tại 150 quốc gia trên toàn thế giới.

      Cơ chế hoạt động của WannaCry: Khi được cài đặt vào máy tính, WannaCry sẽ tìm kiếm các tập tin (thông thường là các tập tin văn bản) trong ổ cứng và mã hóa chúng, sau đó để lại cho chủ sở hữu một thông báo yêu cầu trả tiền chuộc nếu muốn giải mã dữ liệu.

3. Trojan:

      Phần mềm nội gián, gọi là trojan, theo truyền thuyết “Con ngựa thành Troa” (Trojan Horse) trong truyện thần thoại Hy Lạp. Tùy thành vi, trojan có thể mang những tên khác nhau như:

+ Spyware: (Phần mềm gián điệp) có mục đích ăn trộm thông tin để chuyển ra ngoài.

+ Keylogger: là một loại spyware ngầm ghi hoạt động của bàn phím và chuột để tìm hiểu người sử dụng máy làm gì.

+ Backdoor: tạo một tài khoản bí mật, giống như cửa sau, để có thể truy cập ngầm vào máy tính

+ Rootkit: chiếm quyền cao nhất của máy, có thể thực hiện được mọi hoạt động kể cả xoá các dấu vết. Rootkit cũng có tài khoản truy nhập ngầm.

4. Tác hại của phần mềm độc hại

      Virus hay worm: lây lan và gây ra các tác động không mong muốn

      Trojan: thực hiện các hoạt động nội gián.

      Các virus hay worm “dữ” có thể làm hỏng các phần mềm khác trong máy xoá dữ liệu hay làm tê liệt hệ thống máy tính.

      Virus có thể bị phát hiện theo hành vi, nhưng các worm (sâu) thường do chính nạn nhân bị lừa cài đặt nên rất khó phát hiện. Nhiều sâu đã gây ra những thảm hoạ.

5. Ngăn chặn tuyệt đối nguy cơ bị lây nhiễm chương trình độc hại bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

      Cập nhật hệ điều hành thường xuyên.

      Sử dụng tường lửa để ngăn chặn quyền truy cập vào các phần mềm độc hại lây trong hệ thống và các máy tính khác.

      Sử dụng các phần mềm diệt virus để ngăn chặn tối đa các phần mềm độc hại.

      Tuyệt đối không nhấp vào các tệp tin đính kèm hay các liên kết trong email hoặc các ứng dụng tin nhắn vì như vậy có thể sẽ khiến cho máy tính bị tiếp xúc với những phần mềm độc hại.

      Dùng những công cụ mã hóa để bảo vệ dữ liệu một cách an toàn và tuyệt đối.

Người viết: thaotp