Chuyên đề tổ Ngữ văn: Tự hào bản sắc văn hóa dân tộc

        Hòa vào không khí Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định cơ đồ, tiềm lực, vi thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, bản sắc dân tộc trong dòng chảy văn hóa là không thể thiếu được. Với mong muốn giáo dục cho học sinh giữ gìn bản sắc dân tộc trong dòng chảy văn hóa, đây là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi người con dân đất Việt luôn tự hào, kiêu hãnh về bản sắc văn hóa dân tộc mình. Được sự nhất trí của Chi bộ Đảng, của BGH nhà trường THPT Hoài đức B, ngày 16/1/2023 tổ Ngữ văn thực hiện chuyên đề ngoai khóa: Tự hào bản sắc văn hóa dân tộc .

        Về dự với chuyên đề có sự hiện diện: Cô giáo Hoàng Thị Quyên-phó bí thư nhà trường, người phụ trách trường. Cô giáo Nguyễn Thị Huyền- phó hiệu trưởng nhà trường. Thầy giáo Nguyễn Thành Tân – phó hiệu trưởng nhà trường. Tất cả các thầy cô giáo và các em học sinh của khối sáng và khối chiều.

        Tiết mục mở màn Âm hưởng hào hùng vang truyền niềm tự hào dân tộc: Hào khí Việt Nam – Tiết mục được thực hiện bởi tốp múa đến từ lớp 12A8.

        Hãy lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình. Hòa vào dòng chảy văn hóa và bản sắc dân tộc một niềm tự hào khôn nguôi.

        Tiết mục tiếp theo là ca khúc hát văn, qua giọng ca đặc biệt Đồng Nguyên và tốp múa đến từ lớp 11A7. Thông qua tiết mục ca khúc hát chầu văn này, chuyên đề mong muốn học sinh sẽ hiểu được nghi lễ Chầu văn của người Việt, các hình thức biểu đạt, động tác múa, âm nhạc và lời hát văn đều mang dấu ấn lịch sử, ghi lại sự tích và ca ngợi công đức của những nhân vật lịch sử có công với dân, với nước. Hiểu được, biết được giá trị nghệ thuật hát Chầu văn vô cùng độc đáo, cùng với ý nghĩa văn hóa, lịch sử của Chầu văn. Bộ VHTTDL đã đưa Chầu văn vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia để nghiên cứu, lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” là Di sản văn hóa Thế giới.

        Tiết mục thứ ba của chuyên đề là kịch hiện đại với tiêu đề “ Kẻ trộm đêm 30”, tiểu phẩm hài hước, nhưng sau tiếng cười là ý nghĩa nhân văn sâu sắc, với sự tham gia diễn xuất của các em học sinh Vũ Hùng trong vai kẻ trộm, Việt Tiền trong vai ông Năm mù, Ngọc Anh trong vai tổ trưởng dân phố, Ngô Trà vai con chuột. Thật sự xúc động, các em như diễn viên chuyên nghiệp vậy, tiểu phẩm hài nhưng cũng đã lấy đi những giọt nước mắt của khán giả. Tết yêu thương, chia sẻ, sum vầy đó cũng là ý nghĩa nhân văn từ tiểu phẩm mang lại.

        Sau tiểu phẩm hài hước, thầy cô giáo và các em học sinh được lắng nghe: Thuyết trình Thư pháp sâu lắng do Đồng Nguyên , Xuân Anh cùng tốp múa phụ họa đến từ lớp 11A7. Thông qua thư pháp thể hiện những suy nghĩ nội tâm của người viết và giúp người viết rèn sự kiên trì, cẩn trọng, tỉ mỉ, chiêm nghiệm những triết lý của cuộc sống và thể hiện ý tứ sâu xa, những ước mơ và khát vọng cao đẹp của tác giả.

        Khép lại chương trình chuyên đề, toàn trường được thưởng thức tiết mục múa của những vũ công đến từ 11A9. Tiết tấu vui nhộn:“Tết đến xuân về”

        Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước nở hoa! Chuyên đề tổ Ngữ Văn đã mang đến những màu sắc đa dạng. Nền văn hóa của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, trải qua hàng ngàn năm văn hiến, văn hóa được coi là một sức mạnh nền tảng trong xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Bản sắc văn hóa là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc. Dân tộc nào gìn giữ được bản sắc của mình thì dân tộc đó mãi mãi trường tồn. Chuyên đề đã khép lại nhưng dư âm: Tự hào bản sắc văn hóa dân tộc còn vang mãi trong tình cảm mến yêu của thầy cô và học sinh trường THPT Hoài Đức B!

Người viết: Phí Thị Bích Liên